Download
Liên hệ
1
2
3
Video máy sản xuất cửa gió, ống gió, van gió

Tin kinh tế

Thời trang hè thu 2010: thời của hàng 'made in...'

Dù chưa vào hè, nhưng vài tuần gần đây thị trường thời trang mùa nóng đã khá tưng bừng với rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới đua nhau “khoe sắc”.

Thời của hàng “made in…”

Điểm nổi bật của mùa hè năm nay là sự thắng thế của hàng Việt trên phân khúc cả bình dân lẫn trung cấp với hai nhánh chính hàng “made in Vietnam” và hàng may sẵn có thương hiệu

1929028976_images1953098_he2
Rẻ nhưng cập nhật mốt là ưu điểm của hàng mang danh "made in Vietnam" - Ảnh Phan Hùng

Nếu như thời điểm này, nhiều cửa hàng thời trang trên các phố vẫn còn vắng vẻ thì Vinatex – “đại bản doanh” của hàng may mặc Việt tại phố Bà Triệu luôn kín đặc người mua. Đặc biệt  hai ngày cuối tuần,  khách vào chọn mua quần áo mùa hè đông như chẩy hội.

Giá cả chính là sức hút của hàng Việt Nam tại siêu thị hàng may mặc Việt này. Chị Hương tại Đội Cấn cho biết gần hai năm nay chị đã trở lại với hàng Việt vì giá cả chấp nhận được mà lại yên tâm về chất lượng.

“Những thông tin về quần áo Trung Quốc chứa hóa chất có hại trên báo khiến tôi lo sợ nên từ lâu đã tránh xa, dù hàng Trung Quốc nói thẳng ra vẫn thời trang và bắt mắt hơn nhiều”, chị Hương tâm sự.

Cũng như chị Hương, chị Trang ở Đê La Thành đang chọn quần áo cho em bé tại Vinatex khẳng định, riêng hàng trẻ em, chị chỉ chọn hàng Việt. Theo chị, ngoài yếu tố an toàn thì chất lượng và mẫu mã hàng Việt Nam hiện cũng ngang ngửa với hàng nhập mà giá lại vừa túi tiền bình dân.

Ngoài Vinatex, điểm thu hút khách hàng hè năm nay chính là các cửa hàng treo biển “made in Vietnam”. Ưu điểm của dòng thời trang mang xuất xứ Việt này là kiểu dáng rất cập nhật xu hướng thế giới. Với danh nghĩa hàng gia công xuất khẩu cho các thương hiệu lớn nên một số mẫu mốt thậm chí còn xuất hiện tại các cửa hàng “made in…” sớm hơn cả trên website của chính hãng.

“Thời trang trước cả thời trang” như thế song giá cả của hàng “made in…” rất mềm, nếu không muốn nói là rẻ so với hàng chính hãng, thậm chí hàng Trung Quốc cùng loại. Ví dụ, một chiếc sơ mi mang nhãn hiệu MNG trong hãng bán 43 USD, gần 900.000 đ tiền Việt, sơ mi chất liệu tương đương xuất xứ Quảng Châu giá cũng trên 300.000 đ nhưng hàng “made in Vietnam” chỉ 135.000 đ.

Giá rẻ lại thay đổi mẫu mốt liên tục nên các chuỗi cửa hàng treo biển “made in…” luôn tấp nập khách  ra vào đặc biệt là giới trẻ.

Ngọc Thái - một teen có dáng vẻ sành điệu đang chọn áo phông và quần ngố tại cửa hàng trên Nguyễn Hữu Huân cho biết chỉ cần 200.000đ trở lên có thể sở hữu một chiếc áo sơ mi hay một chiếc áo phông mùa hè, chất liệu, màu sắc “không phải suy nghĩ”.

Đó chính là lý do, một năm trở lại đây nở rộ các cửa hàng “made in VietNam” trên cả các tuyến phố mua sắm lẫn trên các diễn đàn buôn bán trên mạng dù thực tế vẫn còn không ít băn khoăn về nguồn gốc thực sự của loại hàng này.

Phong trào chuộng hàng Việt – giá rẻ cũng đã lan đến “đạo bản doanh” hàng Trung Quốc là Hàng Ngang, Hàng Đào.

Chị Nguyễn Thu Hà, chủ cửa hàng số 46 phố Hàng Đào cho biết, nương theo được xu hướng tiêu dùng năm nay, cửa hàng chị chỉ nhập hàng Trung Quốc khoảng 30% còn lại là hàng Việt. Chị cho biết, hàng Việt ở đây chủ yếu có hai nguồn: hàng chợ do các cơ sở may gia công cung cấp, bắt mắt và thay đổi mẫu mã liên tục nhưng không chuẩn về size và dáng. Nguồn thứ hai là hàng từ các công ty may mặc trong nước.

“Nhìn chung hàng công ty bán chạy hơn vì chất lượng tốt hơn”, chị Hà nhận xét.

Chị Khánh Ly ở phố Nhà Chung cũng cho biết dù là người khá kĩ tính trong ăn mặc nhưng lâu nay cả nhà chị “chuyên trị” hàng thời trang Việt vì chất lượng, mẫu mã ổn mà giá lại phải chăng.

Nở rộ hàng may sẵn

1924899288_images1953099_he1
Ngay cả thương hiệu chuyên xuất khẩu May 10 cũng nhận may đo cho khách hàng Việt khó tính - Ảnh Phan Hùng

Với các cô, các chị văn phòng thì lựa chọn hàng đầu vẫn là hàng may sẵn được đầu tư làm thương hiệu. Các cửa hàng Nem, Chic Land, Ivy, Jojo…dù bị nhiều điều tiếng phàn nàn nhưng vẫn tấp nập kẻ ra người vào.

Sự hấp dẫn của dòng thời trang hướng tới giới văn phòng này là kiểu dáng bắt mắt và có những chi tiết thiết kế che được nhược điểm cơ thể của chị em lứa tuổi U30 – U40.

Giả cả phù hợp hơn là các shop đồ may sẵn tại các tuyến phố chuyên hàng công sở như Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng… Mỗi hiệu một kiểu nhưng đếu cố gắng chuyên nghiệp bằng cách lên sẵn size cỡ, thuận tiện chọn lựa cho khách. Thậm chí, nếu khách có nhu cầu, cửa hàng cũng sẵn sàng may đo ngay.

Bên cạnh may sẵn, các cửa tiệm may đo truyền thống vẫn cực kỳ đắt hàng vì giá mềm hơn mà lại theo đúng ý muốn chủ nhân. Chẳng hạn, một chiếc áo voan hàng may sẵn có giá trên 200.000 đồng thì chỉ cần chịu khó lượn chợ vải gía thành có thể chỉ còn 150.000 đ/áo.

Theo mặt bằng giá may đo hiện tại, trung bình giá tiền công quần nữ từ 70.000đ – 100.000 đ,  tiền công váy tuỳ theo kiểu mà có giá từ 150-180.000đ còn áo từ 80.000 -120.000 đ.Tiền vải thông thường  chỉ dao động từ 100.000 đ cho 1 quần hoặc áo.

Đó là lý do các cửa hàng vải trên phố Phùng Hưng, chợ Hôm, Phùng Khắc Khoan… hiện đang rất đông khách đi chọn vải cho mùa mới.

Riên phân khúc hàng trung - cao cấp nhập ngoại, mẫu mốt được cập nhật theo sát xu hướng thế giới. Naf Naf, FCUK, BCBG, MNG…. những thương hiệu nước ngoài đang được giới trẻ Việt ưa chuộng liên tục gửi tin nhắn “hàng mới về” cho list khách hàng trung thành.

Tuy nhiên, do giá cao so với thu nhập người Việt nên dù vẫn tăng trưởng tốt nhưng dòng thời trang ngoại chưa phải là lựa chọn của đa số khách hàng.

Hàng Việt vì thế vẫn thắng thế ở phân khúc trung cấp nhờ ưu thế giá.

Giá đắt lên từ 10 -30 %

2081916813_images1953102_he3
Hàng ngoại tăng giá ít nhất 30% - Ảnh Phan Hùng

Cũng như các mặt hàng khác, thời trang hè năm nay cũng lên giá từ 10 -30 % so với năm ngoái. Được tiếng rẻ nhưng giá của các cửa hàng chuyên bán đồ Việt Nam như: Vinatex, chuỗi cửa hàng Made in Vietnam của Vietbrothers  hay chuỗi cửa hàng Hasha...giá áo sơ mi nam dao động từ hơn 200 - hơn 1 triệu đồng/ áo, quần dài nam có giá hơn 300.000đ, áo nữ từ gần 100.000 - hơn 500.000đ/chiếc.

Tại các cửa hàng cũng treo biển hàng made in khác giá cả cũng tương tự. Thông thường, áo nữa từ trên100.000đ - 1 triệu đồng/ cái, tuỳ vào từng chất liệu, kiểu dáng. Váy có giá từ 300.000 -1 triệu đồng/cái. Quần ngố có giá từ 150.000 - 500.000đ, quần kaki dài nữ, quần bò dài nữ  từ hơn 200.000 - 1 triệu….

Giá cả như vậy theo các chủ cửa hàng là có lên khoảng 10% so với hè 2009.

Riêng hàng nhập, giá tăng khoảng 30%. Chị Mai Si, chủ cửa hàng Seventy, 79 Đường Thành cho biết, nếu như giá của một chiếc áo sơ mi năm trước khoảng 300.000-400.000đồng thì năm nay, giá chiếc áo tương tự khoảng hơn 600.000đ. Váy liền yểu điệu, xinh xắn cũng lên mức hơn 800 - 1 triệu, tuỳ vào từng chất liệu.

Chị Si lý giải mọi thứ đều tăng giá, hàng nhập về đắt hơn năm trước là đương nhiên.

Khẳng định thông tin này, chị Nghiêm Thị Điệp -chuyên đánh hàng thời trang từ Thổ Nhĩ Kì về cung cấp cho thị trường thời trang trung - cao cấp tại Hà Nội cho biết thêm, giá tăng nhưng hàng thời trang đều cập nhật mẫu mới nhất không có chuyện để lại hàng tồn như trước.

Tin cùng chủ đề

Thông tin công ty

Hướng dẫn mua hàng

Chính sách công ty

Thông tin website

 

Đại Phúc nhà sản xuất chuyên nghiệp về Ống gió - Cửa gió - Van gió - Miệng gió - Mieng gio - Phụ kiện ống gió hàng đầu Việt Nam

Cửa gió tròn | Cửa gió tôn soi lỗ kiểu | Cửa hai lớp nan bầu dục | Cửa thổi khe nan T | Cửa gió một lớp nan dọc | Cửa gió nan cong 2 hướng Cửa gió nan cong 1 hướng | Cửa lấy gió tươi ngoài trời Cửa gió kiểu khe | Cửa gió hồi có lưới lọc bụi | Cửa gió khuếch tán Ống thông gió | Phụ kiện của hệ thống ống gió | Biến tần Yaskawa A1000 | Biến tần Yaskawa E1000 | Biến tần Yaskawa V1000 | Biến tần Yaskawa J1000 | Biến tần Yaskawa GA700 | bien tan yaskawa | biến tần yaskawa | Đường ống gió | Côn cút ống gió | Côn cút ống gió Van đường ống gió | Van dập lửa | Van cửa gió | Bia hoi Ha Noi | Van gió tròn tay bánh vít | Bia hơi Hà NộiBia hoi Ha Noi | Bia hơi Hà Nội | Van gió tròn tay gạt | Biến tần Bosch Rexroth | Lẩu Đức Trọc