1. Máng cáp điện là gì?
Máng cáp điện hoặc máng điện là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng hiện đại. Sản phẩm cáp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống đường dẫn hoàn chỉnh để chứa và quản lý các loại cáp và dây điện.
Nhờ có máng cáp mà hệ thống dây cáp và dây điện được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn. Điều này giải quyết nhiều vấn đề về cáp điện cho các môi trường phức tạp như các nhà máy, trung tâm dữ liệu hoặc hệ thống điện công nghiệp.
Ngoài ra, máng cáp điện cũng thường được sử dụng để tạo ra các đường dẫn dự phòng cho cáp, giúp đảm bảo tính liên tục và tin cậy của hệ thống, đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng yêu cầu sự ổn định và an toàn như trong các cơ sở công nghiệp, trung tâm dữ liệu và tòa nhà thương mại.
2. Ưu điểm và công dụng của máng cáp điện
Tính thẩm mỹ cao: Máng cáp được thiết kế với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thiết kế và thẩm mỹ của từng dự án. Với khả năng linh hoạt, sản phẩm có thể lắp đặt trên tường, trần nhà hoặc sàn nhà giúp giữ cho hệ thống cáp gọn gàng, qua đó tạo ra một không gian đẹp mắt.
Tính an toàn: Máng cáp hoạt động như một lớp bảo vệ, giúp ngăn ngừng cáp và dây khỏi va đập, uốn cong, ngăn mưa, cản gió, ngăn tất cả các yếu tố môi trường có thể gây tổn hại đến dây cáp, giúp đảm bảo hiệu quả và tính ổn định của nguồn điện.
Lập mạch kín và tăng tính an toàn: Máng cáp thường được sử dụng để tạo ra các mạch kín, nơi cáp và dây điện được lắp đặt một cách riêng biệt và an toàn, giúp giảm xung đột và nguy cơ ngắn mạch trong hệ thống.
Tiện lợi: Máng cáp có nhiều lựa chọn về kích thước và kiểu dáng, phù hợp với nhiều loại cáp và dây điện. Lắp đặt linh hoạt của chúng cho phép việc thay thế và nâng cấp cáp một cách thuận tiện.
Tăng tính hệ thống: Sản phẩm cũng có vai trò quan trọng trong việc chia nhỏ và phân loại các dây điện và cáp. Nhờ vào hệ thống máng cáp, người dùng có thể dễ dàng nhận biết và sử dụng các dây và cáp theo mục đích và chức năng cụ thể của từng loại cáp.
Giúp tối ưu chi phí: Máng cáp có giá thành hợp lý và tiết kiệm so với các phương pháp quản lý cáp truyền thống như luồn dây trong tường hoặc sử dụng ống luồn dây, giúp tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách dự án.
3. Các loại máng cáp điện phổ biến
3.1 Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng
Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng được sản xuất bằng phương pháp cho phần kim loại thô vào bể mạ kẽm nhúng nóng. Lớp mạ kẽm tạo ra một tường vững chắc để đối phó với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Lớp mạ không chỉ chống ăn mòn oxy hóa, mài mòn va chạm và gỉ sét, mà còn giúp sản phẩm duy trì tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao.
Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhưng đem lại giá trị kinh tế lâu dài do có độ bền và thời gian sử dụng cao. Ngoài ra, do sản phẩm được ngâm trong bể kẽm nóng chảy nên đảm bảo rằng cả mặt trong và mặt ngoài đều được phủ kẽm một cách đồng đều.
3.2 Máng cáp nhôm
Vì nhôm là một vật liệu rất nhẹ nên máng cáp nhôm phù hợp cho việc lắp đặt trên cao, giúp tối ưu chi phí nhân công và thời gian lắp đặt. Bề mặt của nhôm có đặc điểm sáng bóng và mịn màng tự nhiên, làm cho sản phẩm luôn bắt mắt, tạo điểm nhấn cho không gian xây dựng và làm nổi bật các công trình kiến trúc.
Ngoài ra, nhôm có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, điều này giúp máng cáp nhôm có tuổi thọ cao hơn so với nhiều loại khác. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của dự án, sản phẩm còn có thể được sơn tĩnh điện trước khi hoàn thiện để tăng độ bền và cải thiện tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, nhôm có tính chất mềm, dẻo và dễ gia công nên các hoạt động sản xuất, lắp đặt, và bảo trì trở nên dễ dàng, qua đó giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.
3.3 Máng cáp sơn tĩnh điện
Máng cáp sơn tĩnh điện, được làm bằng thép và phủ ngoài một lớp sơn tĩnh điện và được sử dụng phổ biến nhất ở các công trình và hệ thống cơ điện nhờ tính thẩm mỹ và an toàn.
Sản phẩm không chỉ đa dạng về màu sắc, mà còn được làm từ chất liệu bền đẹp. Bề mặt sơn tĩnh điện làm cho máng cáp trở nên sáng bóng và mịn màng. Khả năng chống cong vênh và chịu lực tốt cũng đảm bảo rằng chúng luôn giữ được hình dáng và tính thẩm mỹ trong thời gian dài.
Ngoài ra, với lớp sơn tĩnh điện, sản phẩm có khả năng hạn chế trầy xước hay rách vỏ cáp. Đây là một lợi ích quan trọng, giúp tránh các sự cố về cháy nổ.
3.4 Máng cáp Inox
Máng cáp Inox được chế tạo từ thép không gỉ, còn được gọi là Inox, với hàm lượng Crom trong khoảng từ 10% đến 20%. Chất liệu inox làm tăng khả năng chống oxi hóa của sản phẩm, thậm chí khi tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học độc hại.
Do Inox có bề mặt nhẵn mịn và không bám bụi nên sản phẩm được sử dụng trong những công trình đòi hỏi an toàn vệ sinh cao như bệnh viện, quán ăn, và các trung tâm nghiên cứu.
3.5 Máng cáp mạ điện phân
Máng cáp điện phân được sản xuất từ tôn mạ kẽm nên có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn mạnh mẽ nhờ lớp điện phân, bảo vệ cáp khỏi các tác động của môi trường. Sản phẩm có độ bóng, bề mặt nhẵn mịn, đồng đều và khá đẹp mắt.
Máng cáp mạ điện phân là loại thang máng cáp giá rẻ so với các loại inox và mạ kẽm nhúng nóng. Điều đó giúp cho các công trình điện, điện nhẹ giảm được một lượng chi phí đáng kể cho việc thi công lắp đặt.
3.6 Máng cáp nhựa sino
Máng cáp nhựa Sino được làm từ nhựa PVC cao cấp, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Vật liệu nhựa PVC còn có tính năng chống cháy, giúp ngăn ngừa nguy cơ chập cháy khi dây điện bị chập.
Do được làm từ nhựa nên sản phẩm có trọng lượng nhẹ và dễ dàng di chuyển trong quá trình lắp đặt. Giá thành nhựa PVC cũng thấp hơn so với các nguyên liệu khác nên giảm được chi phí thi công lắp đặt cũng như bảo dưỡng và thay thế về sau.
3.7 Máng cáp đục lỗ (Khay cáp)
Máng cáp đục lỗ hay được gọi là khay cáp được đục lỗ trên thân của sản phẩm. Khay cáp được sử dụng tại những vị trí có nhiệt độ cao và có khả năng bị rò rỉ nước. Những lỗ trên sản phẩm sẽ giúp giảm nhiệt độ xung quanh dây cáp và tránh cho nước rò rỉ bị ứ đọng trong đường dây giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp. Ngoài ra, do máng cáp đục lỗ (khay cáp) ít khi được đậy nắp như các sản phẩm cùng loại nên khi sửa chữa và tháo lắp sẽ dễ dàng hơn cho đội thi công.
4. Phụ kiện máng cáp điện gồm những loại nào?
Máng cáp điện có nhiều loại phụ kiện với công dụng khác nhau. Trong đó:
Chữ thập giúp chia hệ thống dây cáp thành 4 ngã khác nhau trên một mặt phẳng ban đầu để tiện lợi trong quá trình lắp đặt.
Côn có tác dụng thu nhỏ hệ thống đường dây để tránh địa hình. Phụ kiện này có hai loại chính là côn lệch và côn đều.
Cút và có là cách gọi khác nhau của một loại phụ kiện. Chúng có nhiệm vụ điều hướng dây theo các góc khác nhau, thông thường là 90 độ. Phụ kiện này được đặt theo các hướng là lên, xuống, hoặc nằm ngang.
Tê là phụ kiện có hình chữ T giúp cho các đoạn dây rẽ thành 2 nhánh khác nhau. Có 3 loại tê chính là tê lên, tê xuống, và tê ngang.
Nối máng là phụ kiện để nối các đoạn máng với nhau. Chúng được bắt vít bằng bu lông ở những đoạn đầu máng, giúp cho hệ thống trải dài liền mạch không bị ngắt quãng.
5. Trọng tải chịu lực của các loại máng cáp sơn tĩnh điện hiện nay
Công thức tính tải trọng chịu lực cho máng cáp điện sơn tĩnh điện dựa trên tải/cấp nhịp chỉ định của sản phẩm và khoảng cách giữa hai gối đỡ máng. Khả năng chịu tải máng cáp sơn tĩnh điện = 1,5 x L x w , trong đó L là tải/cấp nhịp chỉ định của máng còn w là khoảng cách giữa hai gối đỡ máng.
6. Tại sao máng cáp điện phải đột lỗ? Phương pháp đột lỗ thường được sử dụng
6.1 Tại sao nên đột lỗ máng cáp?
Máng cáp đột lỗ giúp hạn chế nhiệt độ của đường dây điện trong quá trình sử dụng, đặc biệt là trong mùa nắng nóng hoặc khi hệ thống hoạt động ở mức cao. Thiết kế lỗ đột còn giúp tạo ra sự thoáng mát cho hệ thống dây dẫn giúp bảo vệ đường dây và làm mát làm mát dây điện.
6.2 Phương pháp đột lỗ cho máng cáp
Hiện nay, có hai phương pháp chính để đột lỗ máng cáp: phương pháp cơ khí và phương pháp laser.
Phương pháp cơ khí là phương pháp truyền thống nhất để đột lỗ máng cáp. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí như máy khoan hoặc máy cắt để tạo ra các lỗ trong máng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số vấn đề như làm rung máng, tạo ra bụi và tiếng ồn gây phiền nhiễu cho môi trường làm việc.
Phương pháp laser được xem là một giải pháp hiện đại và tiên tiến hơn để đột lỗ máng cáp. Với việc sử dụng công nghệ laser, các lỗ có thể được tạo ra một cách chính xác và nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đến máng cáp. Công nghệ laser còn cho phép tạo ra các lỗ với đường kính nhỏ hơn so với phương pháp cơ khí, giúp tăng tính linh hoạt và khả năng đi qua các vị trí hẹp hơn.
7. Điểm tên những nguyên nhân khiến máng cáp điện bị hỏng bạn nên biết
Lớp sơn, hoặc lớp mạ kẽm bị bong tróc: Nguyên nhân chính là việc không thực hiện công đoạn làm sạch bề mặt kim loại một cách cẩn thận trước khi tiến hành xử lý. Trước khi bị sơn hoặc mạ kẽm, sản phẩm cần phải được làm sạch và đánh bóng để tạo điều kiện tốt nhất cho lớp sơn hoặc mạ kẽm bám chặt.
Vật liệu chế tạo không đạt chuẩn chất lượng: Máng cáp thường được chế tạo từ một loạt các nguyên liệu như tôn kẽm, thép tấm, tôn zam, hoặc inox. Nếu việc kiểm tra chất lượng của những nguyên liệu này trước khi sử dụng không được thực hiện một cách kỹ lưỡng có thể xảy ra trường hợp sử dụng nguyên liệu không đạt chuẩn, dẫn đến tình trạng sản phẩm bị ăn mòn hoặc hỏng.
Số lượng dây dẫn quá lớn: Khi có quá nhiều dây dẫn trong hệ thống, tạo ra lượng nhiệt độ cao trong quá trình hoạt động khiến hệ thống máng cáp không thể xử lý lượng nhiệt độ quá cao này. Vấn đề này có thể gây ngăn chặn sự tuần hoàn không khí trong hệ thống và dẫn đến hỏng hóc dây điện cũng như máng cáp về lâu dài.
Chọn sai loại máng cáp: Nhiều chủ đầu tư thường không thăm dò kỹ về các loại máng cáp trước khi tiến hành lắp đặt, dẫn đến việc lựa chọn loại sản phẩm không phù hợp với môi trường sử dụng, khiến máng trở nên nhanh hỏng, bị ăn mòn.
Thi công chưa chắc chắn: Việc thiếu trình độ chuyên môn hoặc sai sót trong quá trình thi công có thể dẫn đến giảm tuổi thọ của máng.
8. Cách bảo quản máng cáp để tránh bị han gỉ, trầy xước hiệu quả nhất
8.1 Cách bảo quản máng cáp hiệu quả nhất
Để đảm bảo máng cáp được bảo quản và sử dụng hiệu quả, cần tuân thủ các hướng dẫn sau đây:
Tránh lưu trữ sản phẩm tại những nơi có chứa các chất ăn mòn kim loại như axit, muối, bazơ,… cũng như nhiệt độ quá cao. Đặt máng trong môi trường thoáng mát, với độ ẩm không khí thấp, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn để tăng tuổi thọ sản phẩm. Nên bọc thêm ni lông để tránh trầy xước khi lưu kho hoặc vận chuyển.
Ngoài ra, bạn nên phân loại máng cáp và tránh đặt các loại dễ bị han gỉ cùng với không bị han gỉ, để tránh hiện tượng oxi hóa. Nếu lưu kho máng cáp ngoài trời, cần có các vật liệu che chắn để hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài như nắng, mưa, hóa chất.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển, cần chèn máng cáp để tránh xê dịch, gây méo, xước sản phẩm. Khi cần di chuyển nên sử dụng xe cẩu hoặc xe nâng hạ để tránh va đập, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
8.2 Cách bảo quản máng cáp sau khi lắp đặt
Bảo trì và bảo dưỡng máng cáp đột lỗ là một phần quan trọng sau khi đã lắp đặt, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường và hiệu quả. Nên kiểm tra thường xuyên tại các điểm kết nối, xem các chi tiết và phụ tùng kết nối còn hoạt động bình thường không. Thường xuyên quan sát và loại bỏ các vết đóng bẩn hoặc vật thể lạ rơi vào sản phẩm cũng như chú ý kiểm tra các dấu hiệu ăn mòn.
Bên cạnh đó, loại bỏ những sợi cáp không hoạt động nữa để tạo không gian cho các sợi cáp mới và cải thiện thông thoáng cho hệ thống. Ngoài ra, định kỳ kiểm tra hệ thống máng cáp để phát hiện hư hại như bong mối hàn, biến dạng và thay thế hoặc sửa chữa theo yêu cầu.
9. Quy trình lắp đặt máng cáp điện âm sàn đúng chuẩn kỹ thuật
Đầu tiên, Đảm bảo sàn có đủ khoảng trống để nâng đỡ và bảo vệ hệ thống máng cáp âm sàn ở độ cao mong muốn. Sau đó, loại bỏ thanh ngang của sàn nếu cần thiết và chèn máng cáp phù hợp. Trao đổi với nhà cung cấp máng cáp để sử dụng khung chữ L hoặc các phụ kiện máng cáp âm sàn khác có sẵn cho hệ thống.
Tiếp theo, gắn các vật liệu hỗ trợ lên các tấm sàn bằng cách khoan lỗ bu lông hoặc sử dụng máy ép. Gắn các máng cáp với nhau bằng đinh chữ L để đảm bảo tính liên kết và ổn định.
Cuối cùng, kéo hệ thống cáp đi qua máng cáp âm sàn dựa trên định mức và thiết kế cụ thể của dự án. Thay thế tất cả thanh ngang và gạch lát sàn theo quy trình.
10. Quy trình sản xuất máng cáp điện từ A – Z
Quy trình sản xuất máng cáp mạ điện từ đầu đến cuối có thể được chia thành 7 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Đầu tiên, tính toán kích thước máng cáp dựa trên yêu cầu kỹ thuật của công trình..
Bước 2: Lựa chọn chất liệu phù hợp cho máng cáp, như tôn đen, thép, inox, hoặc theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Bước 3: Cắt tấm vật liệu theo kích thước của sản phẩm, sau đó tiến hành cắt tấm thành các phần nhỏ đã được tính toán.
Bước 4: Các tấm được đưa lên máy CNC để đột lỗ theo bản vẽ thiết kế.
Bước 5: Các tấm sau khi đột lỗ sẽ được chuyển sang máy chấn để gấp chúng theo kích thước và cấu trúc theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
Bước 6: Sản phẩm máng cáp thô được kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm việc kiểm tra chi tiết mối nối và mối hàn.
Bước 7: Cuối cùng, sản phẩm sẽ trải qua kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi cho xuất xưởng.