Download
Liên hệ
1
2
3
Video máy sản xuất cửa gió, ống gió, van gió

Tin kinh tế

'Bơm 40.000 tỷ đồng tín dụng vào nền kinh tế mỗi tháng'

Là thành viên cuối cùng của Chính phủ tham gia báo cáo bổ sung và trả lời trước Quốc hội chiều 14/6, phần chất vấn đối với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được khá nhiều đại biểu chờ đợi. Điều này được thể hiện bằng 20 ý kiến “xếp hàng” đặt câu hỏi cho Phó thủ tướng ngay khi ông còn đang trình bày báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội.

Nguyen-Xuan-Phuc-1371194824_500x0.jpg
Phó thủ tướng cho biết sẽ có khoảng 40.000 tỷ đồng tín dụng được đưa vào nền kinh tế mỗi tháng. Ảnh: Hoàng Hà


Theo báo cáo, Chính phủ nhận định kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm cơ bản ổn định, chuyển dịch tích cực, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, xuất nhập khẩu cải thiện… Tuy nhiên, cơ quan điều hành cho biết vẫn vẫn sẽ kiên trì mục tiêu kiêu chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã thông báo một số giải pháp cụ thể, đáng chú ý là quyết tâm đẩy mạnh vốn vào nền kinh tế. Theo đó, do tín dụng 5 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng chưa đến 3%, trong thời gian còn lại của năm 2013, cơ quan điều hành cho biết sẽ bơm mỗi tháng khoảng 40.000 tỷ đồng vào nền kinh tế để đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% vào cuối năm.

Nhận định việc triển khai gói hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà trị giá 30.000 tỷ đồng còn chậm, đại diện Chính phủ cho biết sẽ cố gắng giải ngân khoảng 15.000 – 20.000 tỷ đồng trong năm nay. Song song với quá trình này, Chính phủ cũng đặt mục tiêu cho ngành ngân hàng giải quyết khoảng 105.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay.

Ngay sau báo cáo, một loạt câu hỏi hóc búa đã được các đại biểu như Nguyễn Bá Thuyền, Lê Như Tiến, Trần Du Lịch, Lê Thị Nga… gửi tới đại diện Chính phủ, tập trung vào vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, quản lý vốn, doanh nghiệp Nhà nước, trách nhiệm cá nhân của Phó thủ tướng hay câu chuyện quản lý xăng dầu.

Bức xúc với tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế còn quá chậm, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị Phó thủ tướng làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp cũng như trả lời cử chi về việc liệu lợi ích nhóm có phải là lực cản lớn đối với quá trình này.

Đáp lại, đại diện Chính phủ nêu khá rõ 4 nguyên nhân gây cản trở, bao gồm thể chế, thị trường tài chính khó khăn, nguồn nhân lực và điều hành. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nêu rõ quá trình này đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc đổi mới đầu tư công, phê duyệt các đề án tái cơ cấu tập đoàn, sắp xếp lại các nhà băng.

Thừa nhận những khiếm khuyết khi thực tế điều hành còn chưa quyết liệt, đại diện Chính phủ nhận định: "Bên cạnh những yếu tố khách quan, quá trình tái cơ cấu chậm có nguyên nhân chủ quan thuộc trách nhiệm của chúng tôi, các ngành, các địa phương...". Tuy nhiên, phần trả lời của Phó thủ tướng chưa đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm như đại biểu mong muốn.

Le-Nhu-Tien-0.jpg
Đại biểu Lê Như Tiến tiếp tục chất vấn Chính phủ về Vinashin, Vinalines. Ảnh: Tiến Dũng

Không đồng tình với việc dùng từ "chúng tôi" khi nhắc tới trách nhiệm, đại biểu Lê Như Tiến đề nghị Phó thủ tướng sử dụng từ tôi để đánh giá về những công việc đã làm được trên lĩnh vực được phân công sau một nửa nhiệm kỳ, bởi theo ông bản chất của chất vấn nghị trường là đi tìm trách nhiệm cá nhân.


Đáp lại yêu cầu này, Phó thủ tướng đã "điểm danh" 4 lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, đảm bảo an toàn giao thông và xây dựng thế chế với những kết quả khá tích cực trong thời gian qua. "Đối với các lĩnh vực mà chúng tôi phụ trách, cũng có những sự cố gắng. Chúng tôi tâm huyết nhất là việc giải quyết khiếu nại tố cáo đã kéo dài nhiều năm đã giảm một cách căn bản", ông nói.

 

Quan tâm sâu hơn đến Vinashin, Vinalines, đại biểu Lê Như Tiến tiếp tục chất vấn đại diện Chính phủ về hiện trạng của những doanh nghiệp, mà theo so sánh của ông là những “gam màu tối, để lại sự méo mó cho các tập đoàn Nhà nước”.

Phần trả lời của Phó thủ tướng xung quanh vấn đề này khá thuyết phục khi ông cho biết sau những “đổ bể” của giai đoạn trước,  hiện hoạt động của Vinashin đã được quản lý tốt hơn, ổn định hơn. Trong số 216 đơn vị không giữ lại sau tái cơ cấu, đã có 36 doanh nghiệp cổ phần hóa, tổng lao động của tập đoàn xuống 59.000 người, giảm 41.000 người (trong đó 74% đã có việc làm mới).

Trong 3 năm trở lại đây, Vinashin đã bàn giao 170 tàu lớn, trị giá hơn 1,2 tỷ USD. “Nếu không bàn giao được số tàu này, tập đoàn sẽ lỗ thêm hơn 10.000 tỷ”, ông Phúc cho biết. Cũng theo Phó tướng, hiện Vinashin vẫn đang trong tình trạng “lỗ nặng”, nhưng theo kết quả tái cơ cấu tài chính, đến năm 2022, tập đoàn này mới bắt đầu phải trả nợ. Do đó, kể từ 2016, Vinashin sẽ có thu lớn hơn chi.

Tương tự với trường hợp của Vinalines, đại diện Chính phủ cho biết tổng công ty này đang trong quá trình tái cơ cấu “mạnh mẽ”. Doanh thu năm 2012 đạt hơn 21.100 tỷ đồng với hơn 670 tỷ nộp ngân sách. Sang năm 2014, tổng công ty này sẽ tiến hành cổ phần hóa một số cảng như Nghệ Tĩnh, Sài Gòn, Cam Ranh…

tran-du-lich-0.jpg
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần có giải pháp sử dụng nguồn vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Ảnh: Hoàng Hà


Sau đại biểu Tiến, đại biểu Trần Du Lịch cũng có phần hỏi đáp khá quyết liệt với đại diện Chính phủ. Theo đại diện đoàn TP HCM, hiện Nhà nước có nhiều nghìn tỷ đồng vốn nằm “chết” trong các doanh nghiệp không cần nắm giữ cổ phần. Ông cũng đề xuất Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu từ cổ tức hàng năm tại doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án, thay vì phải đi vay với lãi suất cao. Hồi đáp quan điểm này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết theo quy định, nguồn tiền nêu trên không được dùng để chi thường xuyên. Tuy nhiên, ông cũng cam kết sẽ đề xuất Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét, để có hướng sử dụng hợp lý nguồn lực này.

Về chất vấn của đại biểu Lê Thị Nga liên quan tình trạng rút ruột xăng dầu thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận đây là hành vi nguy hiểm vì có thể gây ra những vụ cháy nổ. Do đó, thời gian tới Chính phủ sẽ có những biện pháp tăng cường quản lý các đại lý, nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Phó Thủ tướng cho biết sẽ tiến hành quy hoạch lại hệ thống cửa hàng xăng dầu, đặc biệt là các điểm trong thành phố, khu dân cư để đảm bảo an toàn cho người dân.

Kết luận phiên chất vấn kéo dài 2 ngày rưỡi với sự tham gia của 7 Bộ trưởng, Trưởng ngành và 2 Phó Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải giải quyết được những tồn tại, khó khăn, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra cho năm 2013.

Liên quan các dự án thủy điện, Chủ tịch Quốc hội cho biết kỳ họp tới sẽ nghe và rà lại quy hoạch các dự án thủy điện nhỏ, vừa, lớn để các đại biểu cho ý kiến. "Hiện nay đã rà, đã loại, đã ngừng một số và Bộ trưởng Công Thương đã trình bày với Quốc hội, cuối năm sẽ nghe kỹ hơn và căn cứ vào Tờ trình của Chính phủ để xem xét, quyết định chủ trương liên quan tới việc này, bao gồm dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A", ông phát biểu.

Nhật Minh – Huyền Thư

Tin cùng chủ đề

Thông tin công ty

Hướng dẫn mua hàng

Chính sách công ty

Thông tin website

 

Đại Phúc nhà sản xuất chuyên nghiệp về Ống gió - Cửa gió - Van gió - Miệng gió - Mieng gio - Phụ kiện ống gió hàng đầu Việt Nam

Cửa gió tròn | Cửa gió tôn soi lỗ kiểu | Cửa hai lớp nan bầu dục | Cửa thổi khe nan T | Cửa gió một lớp nan dọc | Cửa gió nan cong 2 hướng Cửa gió nan cong 1 hướng | Cửa lấy gió tươi ngoài trời Cửa gió kiểu khe | Cửa gió hồi có lưới lọc bụi | Cửa gió khuếch tán Ống thông gió | Phụ kiện của hệ thống ống gió | Biến tần Yaskawa A1000 | Biến tần Yaskawa E1000 | Biến tần Yaskawa V1000 | Biến tần Yaskawa J1000 | Biến tần Yaskawa GA700 | bien tan yaskawa | biến tần yaskawa | Đường ống gió | Côn cút ống gió | Côn cút ống gió Van đường ống gió | Van dập lửa | Van cửa gió | Bia hoi Ha Noi | Van gió tròn tay bánh vít | Bia hơi Hà NộiBia hoi Ha Noi | Bia hơi Hà Nội | Van gió tròn tay gạt | Biến tần Bosch Rexroth | Lẩu Đức Trọc